Cầu thủ U.23 Indonesia tố trọng tài ‘làm hại’, HLV Shin Tae-yong: ‘Mọi thứ chống lại chúng tôi’
Sáng 3.2, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với sự tham dự của các Bí thư T.Ư Đoàn: anh Ngô Văn Cương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Tường Lâm, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; anh Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; anh Nguyễn Thanh Tùng, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy T.Ư Đoàn.Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, anh Nguyễn Thanh Tùng đã thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy T.Ư Đoàn và đảng viên trong toàn đảng bộ ôn lại những trang sử hào hùng của Đảng, tri ân công lao to lớn của các thế hệ đi trước, đồng thời nhìn nhận sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng thời, anh Nguyễn Thanh Tùng cho biết, hiện Đảng bộ T.Ư Đoàn với 1.000 đảng viên đã đoàn kết, đồng lòng, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, ra sức thi đua tham mưu đẩy mạnh thực hiện và gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện phong trào thanh thiếu nhi cả nước. Năm 2024, chủ đề công tác năm "Thanh niên tình nguyện" đã thực sự khơi gợi được sức trẻ, sự nhiệt huyết, tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên. Đã có nhiều công trình, phần việc thanh niên tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, các công trình trọng điểm quốc gia.Theo anh Nguyễn Thanh Tùng, năm 2025, Ban Chấp hành T.Ư Đoàn cũng đã thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Tuổi trẻ Việt Nam tự hào, vững tin theo Đảng" để khẳng định thế hệ trẻ luôn kiên định một lòng đi theo Đảng, tự hào với những thành quả to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuổi trẻ nước nhà quyết tâm hành động, cống hiến, góp sức dựng xây đất nước, tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng vững mạnh, hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới. Thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Thanh Tùng kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cơ quan thống nhất nhận thức, đoàn kết một lòng, không ngừng sáng tạo, quyết tâm hành động, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ như: khẩn trương ổn định và vận hành hiệu quả hoạt động của các ban, đơn vị T.Ư Đoàn, các tổ chức đảng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18; giải quyết thấu đáo, đúng quy định, cơ chế, chính sách cho người lao động thuộc diện tác động của quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.Cấp ủy, đảng viên các đơn vị nghiên cứu, quán triệt nghiêm túc các chủ trương mới của Đảng trong thời gian gần đây để cụ thể hóa phù hợp vào chức năng, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt là 5 vấn đề tồn tại, hạn chế và 3 định hướng lớn mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa qua. "Nâng cao hơn nữa chất lượng công giáo dục, nhất là giáo dục lý tưởng cộng sản, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm của công dân, tập trung định hướng thanh niên trước những vấn đề mới, phòng chống suy thoái về đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong thanh niên", anh Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh. Anh Nguyễn Thanh Tùng cũng đề nghị đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ Hội mà trước hết là cán bộ, đảng viên cơ quan T.Ư Đoàn phải là những người nhiệt huyết, "lo trước thanh niên, vui sau thanh niên, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau, có khả năng hoạch định, tổ chức các phong trào cách mạng thiết thực, hiệu quả" (như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm - PV), gắn bó và thật sự có uy tín trong thanh niên; phải là những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung.
Biến động vận chuyển hàng hải từ khủng hoảng biển Đỏ
Hiệp 1 và 2 là quãng thời gian hai đội bóng ở thế giằng co và khép lại với lợi thế 6 điểm nghiêng về đội khách. Bước vào hiệp 3, Denver đã có sự thăng hoa khi rút ngắn tỷ số xuống còn 56-94
Nam diễn viên xiếc điển trai, tài năng
Sự hiện diện của HLV Makoto Teguramori đã thổi luồng sinh khí mới cho CLB Hà Nội, minh chứng là ở vòng 14, đội cựu vương V-League đã thắng dễ 3-0 trên sân Pleiku của HAGL với thế trận áp đảo toàn diện. Dù CLB Đà Nẵng đang tiến bộ dưới thời HLV Lê Đức Tuấn (giành 5 điểm trong 3 trận gần nhất), nhưng rõ ràng so với chủ nhà Hà Nội, đội Đà Nẵng vẫn thua kém toàn diện. Thực tế là, CLB Đà Nẵng nhập cuộc tốt, đá phòng ngự chặt chẽ và gây áp lực ở tuyến giữa để ngăn chủ nhà triển khai bóng. Đội khách thậm chí có cơ hội ăn bàn trước khi Phan Văn Long thoát xuống sút chân trái uy lực khiến thủ môn Nguyễn Văn Hoàng vất vả giải nguy. Nhưng, CLB Hà Nội không cần thế trận lấn lướt, mà chỉ cần một khoảnh khắc để vượt lên. Phút 33, Đỗ Hùng Dũng cầm bóng ở cánh trái. Chỉ bằng một cú rướn người bứt tốc, anh vượt qua hậu vệ Đà Nẵng rồi tạt bóng cầu âu đẹp mắt cho Daniel Passira đánh đầu đập đất thành bàn. Thủ môn Bùi Tiến Dũng đã nỗ lực đổ người, nhưng không thể vươn tay cứu thua trước pha dứt điểm khó của ngoại binh từng đoạt ngôi vua phá lưới giải Bolivia. Sau bàn mở tỷ số, CLB Hà Nội đá thanh thoát hơn. Tuy nhiên, học trò ông Teguramori không vội vàng đẩy cao đội hình, mà đá chắc chắn để giữ thế trận. Ở chiều ngược lại, CLB Đà Nẵng của HLV Lê Đức Tuấn nỗ lực triển khai bóng từ tuyến dưới, song do tuyến giữa không kiểm soát tốt tình hình, nên đội khách Đà Nẵng khó triển khai tấn công.CLB Hà Nội đã có thể ghi nhiều bàn hơn trong hiệp 1, song việc bỏ lỡ nhiều cơ hội khiến thầy trò ông Teguramori chỉ một lần tìm được mành lưới đối thủ. Trong đó, có tình huống Hùng Dũng thoát xuống ở cánh phải rồi chuyền vào như đặt, nhưng Văn Toàn lại đá ra ngoài khi cầu môn của thủ môn Tiến Dũng đã rộng mở.Ở thế không còn gì để mất, CLB Đà Nẵng đã vùng lên trong hiệp 2. Phút 49, hàng thủ Hà Nội phòng ngự thiếu quyết liệt, để Đình Duy đột phá trung lộ rồi dứt điểm chân phải gọn gàng hạ gục thủ môn Văn Hoàng.Đúng 2 phút sau, CLB Hà Nội lại chùng xuống khó hiểu, để đội khách Đà Nẵng thoải mái ghi bàn. Đình Duy thoát xuống thoải mái ở cánh trái rồi căng ngang như đặt cho Văn Hữu đệm lòng nâng tỷ số lên 2-1. Đây cũng là bàn thứ 6 của Đà Nẵng trong 4 trận gần nhất, kể từ khi HLV Lê Đức Tuấn thay thế ông Cristiano Roland chèo lái đội bóng sông Hàn.Sau hai gáo nước lạnh dội xuống đầu hiệp 2, CLB Hà Nội mới bừng tỉnh. Văn Quyết cùng đồng đội lấy lại thế trận để tổ chức tấn công. Tuy nhiên, sự nóng vội của chủ nhà khiến họ phải chờ đến phút 66 mới có bàn gỡ 2-2.Nhận đường chuyền của Văn Quyết, Passira che chắn bóng chuẩn mực, trước khi nhả lại cho Hai Long dứt điểm hiểm hóc, đưa trận đấu trở về thế cân bằng. Màn ngược dòng của CLB Hà Nội được hoàn tất ở phút 89. Một lần nữa, Hai Long ghi dấu ấn khi đánh đầu tạo ra tình huống lộn xộn trong vòng cấm, trước khi "gà son" Joao Pedro chớp thời cơ dứt điểm, ấn định chiến thắng 3-2 cho chủ nhà Hà Nội.Ngược dòng hạ đội cuối bảng Đà Nẵng, CLB Hà Nội vươn lên ngôi nhì với 26 điểm sau 15 vòng. Đường đua vô địch của thầy trò ông Teguramori rộng mở trở lại, khi khoảng cách với ngôi đầu chỉ là 4 điểm, trong khi giải còn tới 11 vòng. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Đến bờ Tam Giang từ lúc 7 giờ sáng để có chỗ ngồi, bà Nguyễn Thị Mành (66 tuổi, trú P.Xuân Lâm, TX.Sông Cầu) cho biết: "Nghe thông báo là 7 giờ 30 mới diễn ra hội nhưng tôi phải đi sớm để có chỗ ngồi đẹp, cổ vũ cho P.Xuân Lâm trong phần thi đua thuyền rồng và các phần thi khác. Đã 3 năm nay không được vui hội nên năm nay nghe tổ chức lại, tôi rất vui và háo hức".
Đặt 2 'cá voi xanh xin rác' bảo vệ môi trường biển
Vừa qua, Báo Thanh Niên đã chuyển 30 đơn thư của bạn đọc đến cơ quan chức năng và nhận được công văn trả lời cho các trường hợp sau: Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM trả lời đơn của ông Trương Cả (ngụ số 276, Quốc lộ 55, thị trấn Phước Bửu, H.Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); UBND Q.4, TP.HCM trả lời đơn của ông Hồ Anh Khoa - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo Tín 24/7 (số 01 Trương Đình Hợi, P.18, Q.4); Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM - Chi nhánh Q.Bình Tân (521 Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) trả lời đơn của bà Mã Tuyết Lệ (ngụ số 18, đường số 40A, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân); UBND P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức, TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Mão (ngụ số 1100/8/5, Tỉnh lộ 43, KP.1, P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức); Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Nguyễn Chí Trung (ngụ căn hộ 5B1-11, Sky Garden 2, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7) và một số người dân khác có tên trong đơn; Sở Xây dựng TP.HCM trả lời đơn của ông Thái Thanh Lợi - Trưởng ban quản trị chung cư Phú Thạnh (53 Nguyễn Sơn, P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú) và một số người dân khác có tên trong đơn; Tòa án nhân dân TP.HCM trả lời đơn của ông Hồ Văn Hải (ngụ số 27/40/8 Huỳnh Tịnh Của, P.Võ Thị Sáu, Q.3); UBND H.Bình Chánh, TP.HCM trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Thùy Trang (ngụ số C2/25B14 Phạm Hùng, ấp 4, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh) cùng một số hộ dân khác có tên trong đơn; Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Quốc - UBND tỉnh Kiên Giang (17 Nguyễn Chí Thanh, KP.12, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) trả lời đơn của ông Võ Hồng Thức - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Quý Hải Phú Quốc (tổ 1, ấp Dương Tơ, xã Dương Tơ, TP.Phú Quốc); Công an xã Đắk Ru, H.Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Phương (ngụ thôn 6, xã Đắk Ru, H.Đắk R'Lấp); Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau trả lời đơn của ông Dương Văn Nghiệm (ngụ ấp 4, xã Khánh Tiến, H.U Minh); Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu trả lời đơn của ông Trần Phú Mỹ Thuận (ngụ số 151/9A Trần Hoàng Na, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ); Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh trả lời đơn của bà Nguyễn Thu Hằng (ngụ số 03, KP.Song Tháp, P.Khê Châu, TP.Từ Sơn)...Bạn đọc có thể liên hệ Ban Công tác bạn đọc - Báo Thanh Niên để biết thêm chi tiết.

Nàng Clara từ Bỉ đến TP.HCM tìm mẹ ruột sau 26 năm: 'Con về nhưng không thấy… mẹ'
‘Sao’ bóng đá tiếp tục kéo nhau rời giải hàng đầu Trung Quốc
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.
Yêu cầu công khai niêm yết giá tránh ép khách dịp nghỉ lễ 30.4
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
bet789+đăng+nhập
Tại phiên họp thường niên lần thứ 57 diễn ra tại Manila (Philippines), Ủy ban Bão quốc tế đã thảo luận và chấp thuận đề xuất của các quốc gia về việc loại bỏ tên bão đã gây ảnh hưởng đến cộng đồng là 2 cơn bão Trà Mi và bão Yagi.Cơn bão Trami (bão Trà Mi) do Việt Nam đặt tên, đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các địa phương của Philippinnes; cơn bão Yagi (do Nhật Bản đặt tên) đã gây thiệt hại nặng nề đối với các tỉnh phía bắc Việt Nam hồi tháng 9.2024, tên cơn bão này được 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines đề xuất loại bỏ.Ông Hoàng Đức Cường, Phó cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT), cho biết theo thông lệ, các nước thành viên (14 nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão ở Thái Bình Dương) sẽ cung cấp 10 tên để sử dụng xoay vòng, đặt tên cho các cơn bão.Trong một số trường hợp, các cơn bão được đặt tên gây thiệt hại nặng nề đến các nước thành viên thì họ có thể đề xuất không dùng tên cơn bão đó nữa và đổi sang tên khác. Đây là sự chia sẻ với các nước thành viên trong cộng đồng khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão gây ra. Trong trường hợp tên bão không bị loại ra khỏi danh sách thì sẽ được đặt lại theo chu kỳ, khi được dùng lại sẽ gợi lại tâm lý đau thương với người dân các nước bị thiệt hại.Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ TN-MT) cho hay, bão có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão. Các cơn bão hình thành trên Đại Tây Dương gọi là "Hurricanes". Trong khi bão hình thành trên Thái Bình Dương gọi là "Typhoon"; bão hình thành trên Ấn Độ Dương gọi là "Tropical Cyclones".Các cơn bão có thể tồn tại trên biển trung bình từ 7 - 8 ngày hoặc lâu hơn. Trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có từ 2 - 3 cơn bão tồn tại, thậm chí có thể nhiều hơn. Vì vậy, việc đặt tên cho các cơn bão để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão.Các cơn bão trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, đến năm 1979 thì sử dụng cả tên của nam giới.Từ ngày 1.1.2000, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên do 14 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên Ủy ban Bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đề xuất.Trong đó, mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão. Từ đây, rất ít tên bão là tên riêng của người mà phần lớn là tên các loài hoa, các loài chim, các loài cây cỏ, các động vật và thậm chí là tên các món ăn.Cạnh đó, danh sách tên bão không được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái mà sắp xếp theo thứ tự chữ cái của tên các nước đề xuất tên. Đặc biệt, sau một vài năm tổng kết, với các cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các nước đề xuất tên thì tên các cơn bão đó sẽ được đưa ra khỏi danh sách tên bão và được thay thế bằng một tên mới. Do vậy, danh sách tên bão không cố định và có bổ sung.10 tên cơn bão được Việt Nam đề xuất gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Lucbinh (Lục Bình), Sonca (Sơn Ca), Trami (Trà Mi), Halong (Hạ Long), Banglang (Bằng Lăng), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La). Trong đó, bão Trà Mi đã bị xóa tên và bão Sao La đổi tên thành Sao Biển.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư